Thuốc Telfor 120mg: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, SĐk, Giá bán

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại biệt dược khác nhau chứa hoạt chất Fexofenadin dùng để làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm da, nổi mề đay. Trong bài viết này, trithucvaphattrien xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc Telfor.

Thuốc Telfor là thuốc gì?

Telfor là thuốc có tác dụng trong điều trị và cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và nổi mề đay, được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, với thành phần chính là Fexofenadin HCl có các hàm lượng 60mg, 120mg, 180 mg.

Số đăng ký của thuốc: VD-2786-07.

Dạng bào chế và đóng gói: Viên nén bao phim. Mỗi hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên cùng tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm.

Các dạng hàm lượng của thuốc Telfor
Các dạng hàm lượng của thuốc Telfor

Thành phần của thuốc Telfor có tác dụng gì?

Hoạt chất chính của Telfor là Fexofenadin HCl, thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể Histamin H1 ngoại vi, có tác dụng trong điều trị các tình trạng dị ứng, làm giảm sản xuất các chất trung gian hóa học của quá trình dị ứng. Fexofenadin HCl gắn chậm với thụ thể H1, tạo phức hợp bền vững, ở liều điều trị không làm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và không gây buồn ngủ.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Telfor được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa miệng họng.
  • Điều trị các triệu chứng nổi mề đay tự phát với các biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu.

Cách sử dụng thuốc Telfor 180mg

Telfor được bào chế ở dạng viên nén bao phim dùng đường uống, uống cùng nước và chú ý không nhai nát viên thuốc, cần uống nguyên viên. Liều dùng cụ thể của Telfor có in trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm hộp thuốc, hoặc được điều chỉnh theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.

Dưới đây là liều dùng tham khảo:

  • Liều dùng đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: mỗi ngày uống 60mg chia 1 hoặc 2 lần.
  • Liều dùng đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: mỗi ngày uống 1 liều 120mg hoặc liều 180mg.
  • Liều dùng đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên trong tình trạng suy giảm chức năng thận hoặc được thẩm phân máu được điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân chức năng gan suy giảm không cần điều chỉnh liều.

Tác dụng phụ của thuốc Telfor 60mg

Telfor có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian điều trị được thống kê dưới đây:

  • Tác dụng phụ trên thần kinh: thường xuất hiện chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, mất ngủ, ít gặp sợ hãi, ác mộng.
  • Tác dụng phụ trên tiêu hóa: nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu hóa, khô miệng, đau bụng.
  • Tác dụng phụ trên da: nổi ban da, ngứa, dị ứng.
  • Các phản ứng quá mẫn: đau tức ngực, khó thở, đỏ bừng, choáng.
  • Tác dụng phụ khác: đau bụng kinh, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa.

Trường hợp người dùng gặp bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu nêu trên, hoặc cơ thể có cảm thấy bất thường, hãy báo lại với bác sĩ điều trị hoặc người có chuyên môn y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Trường hợp người dùng có dấu hiệu dị ứng nặng gồm khó thở, sưng lưỡi, sưng cổ họng, ngừng thuốc và báo ngay với bác sĩ.

Hình ảnh hộp thuốc Telfor 180mg
Hình ảnh hộp thuốc Telfor 180mg

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Một số vấn đề cần lưu ý người dùng cần biết khi sử dụng thuốc Telfor:

  • Telfor chống chỉ định trong các trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với Fexofenadin hoặc các thuốc cùng nhóm.
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi do chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của thuốc trên nhóm đối tượng này.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ chỉ dùng Telfor sau khi đã cân nhắc nguy cơ, lợi ích và cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ.
  • Thuốc khi sử dụng trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, nguy cơ tim mạch hoặc có khoảng QT kéo dài nên được theo dõi các dấu hiệu thường xuyên.
  • Không dùng đồng thời Telfor với các thuốc kháng Histamin khác.
  • Thận trọng và chú ý điều chỉnh liều Telfor trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận, bệnh nhân lớn tuổi.
  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên thần kinh như gây chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ do đó cần thận trọng khi dùng trên đối tượng bệnh nhân là lái xe hoặc người vận hành các máy móc nguy hiểm.
  • Bệnh nhân chú ý sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn, không tự ý tăng liều hoặc bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Bảo quản Telfor nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và để xa tầm với của trẻ nhỏ.

Tương tác của thuốc Telfor 120mg với các thuốc khác

Telfor khi dùng đồng thời với các thuốc khác có thể gây ra các tương tác ảnh hưởng đến các quá trình sinh dược học của thuốc hoặc các tác dụng điều trị, tác dụng phụ của thuốc dùng đồng thời như:

  • Erythromycin, Ketoconazol làm tăng nồng độ của Telfor trong huyết tương, làm giảm thải trừ Telfor.
  • Thuốc kháng acid chứa Magnesi hydroxyd, nhôm hydroxyd có thể làm giảm sinh khả dụng của Telfor, do đó khi sử dụng cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Không dùng Telfor cùng nước ép bưởi, các chất cồn có thể làm thay đổi hấp thu của thuốc.

Dược Động học

Dược động học của hoạt chất Fexofenadin được nghiên cứu cho thấy:

  • Hấp thu: thuốc hấp thu nhanh sau khi uống và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2-3 giờ và bị giảm hấp thu dưới tác động của thức ăn.
  • Phân bố: 60-70% thuốc gắn với protein huyết tương, chủ yếu là albumin.
  • Chuyển hóa, thải trừ: thuốc có thời gian bán thải khoảng 14 giờ. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua phân, một phần qua nước tiểu dạng không đổi.

Triệu chứng quá liều và xử trí

Sử dụng quá liều Telfor có thể gây xuất hiện các dấu hiệu tương tự như các biểu hiện không mong muốn gây ra do thuốc như buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng.

Dùng quá liều Telfor không có thuốc giải độc đặc hiệu, cần quan sát và theo dõi các dấu hiệu quá liều, báo với bác sĩ để có thể tiến hành xử trí kịp thời, có thể thẩm phân máu để giảm nồng độ thuốc trong máu.

Thuốc Telfor giá bao nhiêu?

Thuốc Telfor hiện có giá khoảng:

  • 37.000 VNĐ một hộp Telfor 60mg.
  • 45.000 VNĐ một hộp Telfor 120mg.
  • 58.000 VNĐ một hộp Telfor 180mg.

Thuốc Telfor mua ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?

Bạn có thể tìm mua Telfor tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chú ý chọn mua thuốc tại địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất.

Bạn cũng có thể liên hệ với fanpage bằng cách bình luận phía dưới bài viết để được hướng dẫn cũng như tư vấn về những thông tin của sản phẩm.