Hội chứng Apallic: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phương pháp điều trị

Chắc hẳn nhiều người đang muốn tìm hiểu rõ hơn về hội chứng Apallic. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng Apallic là gì?

Hội chứng Apallic là tình trạng rối loạn ý thức một phần xảy ra do não bộ bị tổn thương. Đây cũng được coi là một dạng của hôn mê. Bệnh sẽ tiến triển nặng nếu không được điều trị sớm.

Hội chứng Apallic có thể gặp phải do chấn thương não gây nên hoặc nhiều trường hợp khác lại không do chấn thương. Nhưng chủ yếu và gặp nhiều nhất vẫn là do nguyên nhân chấn thương gây tổn thương não trong một thời gian dài gây nên. Đây là bệnh lý do tổn thương thần kinh mà cụ thể là phần vỏ não. Phần vỏ não chứa rất nhiều thành phần quan trọng đối với cơ thể con người, do đó tình trạng bệnh luôn được coi là rất nghiêm trọng cho dù bệnh nhân không có biểu hiện quá nhiều.

Ảnh minh họa hội chứng Apallic
Ảnh minh họa hội chứng Apallic

Hội chứng này có thể gặp ở rất nhiều lứa tuổi. Tùy thuộc vào bệnh nhân thuộc nhóm tuổi nào thì sẽ có những sự tiên lượng khác nhau. Ví dụ như những bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi thì khả năng hồi phục sẽ cao hơn và ít để lại di chứng nặng nề. Còn những bệnh nhân mắc hội chứng Apallic mà tuổi khác cao thì nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn, khả năng hồi phục cũng chậm hơn.

Dựa vào nhóm nguyên nhân gây nên hội chứng mà người ta chia Apallic thành 2 nhóm chính là:

  • Hội chứng Apallic do chấn thương gây ra
  • Hội chứng Apallic không do nguyên nhân chấn thương gây ra.

Mức độ của các bệnh nhân cũng biểu hiện rất đa dạng. Bệnh nhân được tiên lượng nặng hay nhẹ sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thể chất bình thường của người bệnh, mức độ tổn thương phá hủy không hồi phục và hồi phục ở não, thời gian phát hiện bệnh để can thiệp điều trị, thời gian mà bệnh nhân bị hôn mê sau khi chấn thương,… các yếu tố trên càng biểu hiện rõ và nặng thì tiên lượng bệnh nhân càng xấu.

Bệnh nếu không được xử trí kịp thời thì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng hay gặp thường là: tình trạng co giật toàn thân, nhiễm trùng ở nhiều nơi trong cơ thể và có thể gây nên nhiễm khuẩn huyết, các tĩnh mạch xuất hiện huyết khối và có thể bị tắc. Những bệnh nhân hôn mê quá lâu có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này.

Nguyên nhân gây nên hội chứng Apallic?

Như đã đề cập ở trên, hội chứng Apallic có thể do chấn thương hoặc các nguyên nhân khác gây ra. Cụ Thể như:

  • Các chấn thương gây ra tình trạng tổn thương não nghiêm trọng.
  • Các phẫu thuật vùng sọ não làm tổn thương một vùng tổ chức não trong đó có vỏ não.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương gián tiếp lên anox như viêm não, viêm màng não mủ, viêm não màng não.
  • Não gặp phải tình trạng thiếu máu kéo dài.
  • Nhiễm độc cơ thể gây nhiễm độc não làm cho não bị tổn thương ức chế không hồi phục.

Hội chứng Apallic biểu hiện như thế nào?

Đặc trưng của bệnh chính là sự rối loạn ý thức một phần. Rất ít khi gặp tình trạng ý thức bị rối loạn toàn bộ. Các biểu hiện trên lâm sàng có thể là:

Biểu hiện hội chứng Apallic
Biểu hiện hội chứng Apallic
  • Ảnh hưởng tới thị giác: khi kích thích hay tác động lên mắt của bệnh nhân thì học có thể có phản ứng mở mắt hoặc nheo mắt. Tuy nhiên chức năng nhìn bị giảm một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh nhân không nhìn thấy gì xung quanh hoặc nhìn thấy rất mờ.
  • Giảm vận động của cơ thể: bệnh nhân có thể ý thức động tiếng gọi từ bên ngoài nhưng không thể hành động hay làm các động tác đáp lại các tiếng gọi đó. Bệnh nhân hầu như không còn phải xạ và không cử động được nữa.
  • Nhạy cảm với cảm giác đau: khi bị kích thích đau, bệnh nhân có thể có những hành động phản ứng quá mức. Thậm chí bệnh nhân có thể bị co giật khi bị kích thích đau.
  • Bệnh nhân vẫn có thể duy trì được động tác nuốt và thở được.
  • Bệnh nhân bị rối loạn vận động cơ trơn có thể gây nên những hiện tượng như đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn tiêu hóa.

Các phương pháp điều trị hội chứng Apallic

Người ta có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa hay kết hợp 2 phương pháp này để điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Điều trị nội khoa: duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân qua đường truyền tĩnh mạch hoặc qua sonde dạ dày kết hợp với những loại thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
  • Điều trị ngoại khoa: phương pháp này thường được đặt ra với những bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu sọ não. Các phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ nguyên nhân gây nên hôn mê cho bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật cũng phải dùng những thuốc điều trị phối hợp.
  • Ngoài ra cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân như: luyện tập các động tác vận động thụ động cũng như chủ động cho bệnh nhân, ánh sáng trị liệu cũng như hóa trị liệu cho từng cơ quan tổn thương của bệnh nhân.
  • Trên đây là một số thông tin vê fhooij chứng Apallic. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về hội chứng này và các phương pháp điều trị phù hợp nhé.