Thuốc Cantharidin Creams: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ

Cantharidin là thuốc gì?

Cantharidin bản chất của nó là một hoạt chất thuộc nhóm terpenoid mang tính độc tố được tìm thấy trong những loài bọ cánh cứng. Năm 1810 nó đã được tìm và phát hiện ra bởi nhà hóa học tên là Pierre Robiquet. Sau đó rất nhiều nhà khoa học khác cũng đã chứng minh được hoạt chất này có độc tính rất cao chỉ cần 10 mg hoạt chất này uống vào cơ thể có thể dẫn đến tử cung và gây tổn thương vĩnh viễn thận. Nó chính là hoạt chất giúp hình thành nên lớp vỏ cứng của trứng của các loài bọ cánh cứng này để bảo vệ chúng khỏi bọn săn mồi.

Vào năm 1950 trong y học thì Cantharidin được dùng trong điều trị tại chỗ với mụn cóc hay còn gọi là hạt cơm và trước kia còn dùng làm chất kích dục, nhưng vì nó nguy hiểm có thể gây tử vong nên nó đã được xếp vào hàng vi phạm pháp luật nên không được sử dụng nữa. Đến năm 1962 các nhà khoa học đã có đầy đủ tư liệu để chứng minh rằng Cantharidin có tác dụng diệt tế bào ung thư và tế bào viêm ngoài da như mụn cóc, viêm da đục lỗ, herpes, leishmania hoặc dùng để loại bỏ lớp mô sẹo lồi và liều lượng dùng tại chỗ rất nhỏ khoảng 0.7 % công thức hỗn hợp cho phép.

Dạng bào chế: dạng hỗn hợp kem bôi ngoài da.

Hình ảnh lọ kem bôi Cantharidin
Hình ảnh lọ kem bôi Cantharidin

Tác dụng của Cantharidin

Cantharidin được thẩm thấu và hấp thu bởi các mô mỡ có trong màng các tế bào keratinocytes. Tại đây chúng sẽ tạo ra các protease serine mang mã hiệu A32891, A32892 và khiến các liên kết giữa các tế bào bị tách rời không còn được kết nối với nhau thành một thể thống nhất. Chính vì vậy mà nó sẽ khiến các tế bào có hiện tượng phồng lên rồi tự bong ra như một cách để loại bỏ những tế bào viêm, tế bào chai sừng hay các tế bào chết mà không để lại sẹo.

Bên cạnh đó Cantharidin còn rất nhạy cảm với các tế bào ung thư và có thể gây ra phản ứng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, diệt tế bào ung thư của tuyến tụy. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chính vì cơ chế bóc tách tế bào và loại bỏ tế bào nên nó thường có độc tính cao khi uống nó có thể gây loét đường tiêu hóa và hệ sinh dục, đặc biệt gây tổn thương trầm trọng không thể hồi phục tế bào thận gây mất chức năng thận. Lợi ích của Cantharidin thì ít mà độc tố gây hại thì nhiều nếu không kiểm soát và điều chỉnh hàm lượng một cách chính xác. Đây cũng chính là nguyên nhân mà FDA không phê duyệt cho hoạt chất này được sử dụng rộng rãi trên cơ thể của con người.

Dược động học

Cantharidin là hoạt chất tạo ra phồng rộp da và keratolytic tại da. Chất này có thể gây ra phản ứng bóc tách sự liên kết của các mô tế bào tạo ra acantholysis từ đó dần dần sẽ khiến các lớp tế bào sẽ tự bị loại bỏ và bong ra. Tác động của acantholytic sẽ bị hạn chế ở mức corium [F32] và khiến cho vùng tổn thương không để lại sẹo.

Công dụng và Chỉ định của Cantharidin

  • Dùng để loại bỏ lớp tế bào sừng hóa trong trường hợp bị sẹo lồi giúp không để lại sẹo.
  • Dùng để tiêu diệt và loại bỏ các tế bào viêm do mụn cóc.
  • Dùng để làm chất kích dục.
  • Dùng trong trường hợp bị u mềm lây.
  • Dùng trong trường hợp bị viêm da đục lỗ.
  • Điều trị cho những trường hợp bị herpes.
  • Điều trị Leishmania .

Liều dùng – Cách dùng

Cantharidin có thể gây độc cho cơ thể nếu chỉ dùng quá liều một chút ít. Chính vì vậy mà tùy vào tình trạng cơ thể và các bệnh lý kèm theo mà bạn đang mắc phải mà có một liều lượng khác nhau.

Cho nên liều lượng và các dùng của Cantharidin chính xác như thế nào thì bạn cần phải khám cụ thể và bác sĩ sẽ là người đưa ra cho bạn một liều lượng cụ thể và hướng dẫn cách dùng chính xác và được theo dõi sát tránh những tác dụng không muốn có thể xảy ra.

Cantharidin sử dụng làm chất kích dục
Cantharidin sử dụng làm chất kích dục

Tác dụng phụ của Cantharidin

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chính vì cơ chế bóc tách tế bào và loại bỏ tế bào nên nó thường có độc tính cao khi uống nó có thể gây loét đường tiêu hóa và hệ sinh dục, đặc biệt gây tổn thương trầm trọng không thể hồi phục tế bào thận gây mất chức năng thận.

Lợi ích của Cantharidin thì ít mà độc tố gây hại thì nhiều nếu không kiểm soát và điều chỉnh hàm lượng một cách chính xác. Đây cũng chính là nguyên nhân mà FDA không phê duyệt cho hoạt chất này được sử dụng rộng rãi trên cơ thể của con người. Những tác dụng phụ phổ biến nhất mà Cantharidin thường gây ra những triệu chứng sau:

  • Gây loét đường tiêu hóa khiến đau bụng.
  • Đi tiểu khó khăn do nó có thể gây thủng lỗ đường dẫn niệu.
  • Đi tiểu ra máu nhiều, có thể cả máu cục do tổn thương thận.
  • Tụt Huyết áp.
  • Gây phản ứng sốt cho cơ thể.
  • Làm mất chức năng thận dẫn đến suy thận.

Ngoài những dấu hiệu trên có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ và các phản ứng khác. Chính vì vậy mà trong quá trình sử dụng nếu gặp phải những phản ứng bất thường của cơ thể cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giải quyết cấp cứu nhanh chóng và kịp thời.

Chống chỉ định

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • không dùng cho những người bị suy thận, suy gan.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ.
  • Những trường hợp nghi ngờ có thai cũng không nên dùng.
  • Những người có cơ địa dị ứng hay mẫn cảm với Cantharidin
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch máu.
Cantharidin điều trị mụn cóc
Cantharidin điều trị mụn cóc

Lưu ý khi sử dụng Cantharidin

  • Cantharidin chỉ được dùng cho các đối tượng có cơ thể khỏe mạnh, không có các bệnh lý mãn tính đi kèm và việc sử dụng thuốc phải đúng theo hướng dẫn và liều lượng mà bác sĩ quy định.
  • Đối với phụ nữ phải chắc chắn không mang thai và nếu nghi ngờ có thai thì không nên dùng Cantharidin.
  • Khi dùng Cantharidin không nên uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
  • Đối với người làm nghề lái xe hay vận hành máy móc nặng không nên dùng Cantharidin trong thời điểm đang vận hành vì nó có thể gây tụt huyết áp.
  • Khi bạn đang phải dùng bất kỳ loại thuốc nào cùng thời điểm thì nên tham khảo và báo với bác sĩ kê đơn Cantharidin để bác sĩ có hướng tư vấn cho bạn tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.
  • Bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều dùng và đường dùng của thuốc, không được bẻ viên thuốc hoặc giã nhỏ viên thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh nơi ẩm mốc, dễ đập, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Kiểm tra hạn sử dụng được ghi trên bao bì trước khi sử dụng thuốc, quan sát bên ngoài bên ngoài thuốc có thay đổi màu sắc hay bị mốc hay không.
  • Bảo quản thuốc tránh xa tầm với của trẻ, nên đựng thuốc trong các hộp đựng thuốc chuyên biệt cho gia đình.
  • Khi Cantharidin bị hết hạn hay bạn không dùng nữa thì nên tham khảo ý kiến của các dược sĩ gần nhất cách xử lý chứ không nên vứt bừa bãi hoặc vứt vào nguồn nước hay cống rãnh sẽ gây nên ô nhiễm môi trường.

Tương tác của thuốc Cantharidin với các thuốc khác

Cantharidin có thể xảy ra tương tác hiệp đồng hoặc đối lập với một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác. Do vậy cần thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để có được lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị thuốc, tránh các tương tác thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Quá liều và xử trí quá liều

Cantharidin là chất được chứng minh là chất độc đối với cơ thể khi dùng với hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe của con người nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy mà khi bạn trót uống quá liều quy định và có biểu hiện bất thường thì việc trước tiên bạn phải uống thật nhiều nước và kích thích cho cơ thể nôn hết những phần có trong dạ dày của bạn, rồi nhanh chóng gọi ngay cấp cứu 115 nhanh nhất có thể, đồng thời phải mang theo vỏ hộp thuốc và kể đúng những gì bạn làm và bạn dùng thuốc như thế nào cho bác sĩ cấp cứu để có thể được cấp cứu và xử lý đúng cách, hiệu quả giúp bạn không bị những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

Đối với Cantharidin thì các bạn không nên tự ý mua dùng và cũng không nên đưa cho người khác dùng khi bạn chưa hiểu hết về thuốc cũng như những tác hại của nó có thể gây ra. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thì bạn nên được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách dùng cụ thể theo đúng tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn. Chớ nên tùy tiện dùng và cũng nên bảo quản cẩn thận để không gây hại cho mình và cũng gây hại cho những người bên cạnh bạn nhé.

Tham khảo:

Thuốc Sildenafil: Cơ chế tác dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Thuốc Tadanafil: Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, Giá bán