Thuốc Aclasta (Zoledronic acid) 5mg/100ml: Công dụng, SĐK, Giá bán

Thuốc Aclasta là thuốc gì?

Aclasta là thuốc nằm trong nhóm thuốc tác động lên hệ miễn dịch có tác dụng điều trị chứng loãng xương sau thời kỳ mãn kinh, loãng xương đối với nam giới, phòng ngừa nguy cơ gãy xương lâm sàng sau khi bị gãy xương hông ở phụ nữ và nam giới. Ngoài ra, Aclasta còn được sử dụng để ngăn ngừa loãng xương do sử dụng corticoid trên bệnh nhân.

Số đăng ký thuốc lưu hành tại Việt Nam: VN-19294-15.

Nhà sản xuất: Công ty Novartis Pharm Stein A.G tại Thụy Sĩ. Và do Công ty Novartis Pharma Services AG lưu hành.

Thành phần chính và hàm lượng:

  • Trong mỗi chai dung dịch 100ml có chứa 5mg hoạt chất acid zoledronic dưới dạng acid zoledronic monohydrat có khối lượng tương đương 5,330mg.
  • Ngoài ra thuốc Aclasta còn có nước cất dùng để pha tiêm và các tá dược khác như manitol, muối natri citrat vừa đủ một chai.

Thuốc Aclasta có dạng bào chế là dung dịch dùng tiêm truyền đường tĩnh mạch và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp có một chai dung tích 100ml.

Hình ảnh hộp thuốc Aclasta
Hình ảnh hộp thuốc Aclasta

Thành phần trong thuốc Aclasta có tác dụng gì?

Hoạt chất acid zoledronic có tác dụng: được dùng để điều trị bệnh tăng nồng độ calci trong máu ác tính do ung thư gây ra. Acid zoledronic cũng góp phần điều trị bệnh đa u tủy được biết đến là một loại ung thư ở tủy xương hoặc ung thư xương và đã di căn đến những nơi khác của cơ thể.

Hoạt chất Acid zoledronic cũng được dùng trong điều trị bệnh lý Paget, và dùng để chữa trị hay phòng chống bệnh loãng xương ở những phụ nữ sau khi mãn kinh hoặc những bệnh nhân sử dụng thuốc corticosteroid. Acid zoledronic cũng được dùng với mục đích làm tăng khối lượng xương trên nam giới bị chứng loãng xương.

Như vậy công dụng của Aclasta là phòng ngừa các hiện tượng xảy ra có liên quan đến xương như gãy xương do bệnh lý, do chiếu xạ hoặc các phẫu thuật xương, phẫu thuật ép cột sống, chứng tăng nồng độ calci trong máu nguyên nhân do ung thư.

Chỉ định

Thuốc Aclasta được sử dụng trong các trường hợp:

  • Ở những phụ nữ sau khi mãn kinh được sử dụng Aclasta để điều trị chứng loãng xương để hạn chế nguy cơ gãy các xương như xương đùi, xương đốt sống, xương ngoài đốt sống và làm gia tăng nồng độ của các chất khoáng có trong thành phần của xương.
  • Ngăn ngừa chứng gãy xương sau khi bị gãy xương đùi ở phụ nữ và nam giới.
  • Điều trị bệnh loãng xương đối với nam giới.
  • Điều trị và phòng ngừa loãng xương do sử dụng corticoid.
  • Điều trị chứng bệnh Paget xương.

Cách sử dụng thuốc Aclasta

Cách dùng

Trước khi sử dụng Aclasta thì bệnh nhân cần được bù nước, đặc biệt đối với bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên vfa những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc lợi tiểu. Truyền Aclasta theo đường tĩnh mạch, đảm bảo đường truyền vô khuẩn, có tốc độ truyền được hằng định.

Thời gian truyền của Aclasta không nhỏ hơn 15 phút. Không được pha trộn thuốc Aclasta với bất kỳ thuốc điều trị sử dụng đường truyền tính mạch khác, đường truyền phải được dùng riêng với các thuốc khác.

Hình ảnh lọ thuốc Aclasta
Hình ảnh lọ thuốc Aclasta

Liều dùng

  • Đối với trường hợp điều trị bệnh loãng xương ở nam giới, phụ nữ sau khi mãn kinh và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương xảy ra trên bệnh nhân sử dụng glucocorticoid: Tiêm truyền đường tĩnh mạch Aclasta (5mg acid zoledronic) 1 lần mỗi năm. Bổ sung thêm vitamin D trong chế độ ăn.
  • Đối với chỉ định ngăn ngừa chứng gãy xương sau khi bị gãy xương đùi: Tiêm truyền đường tĩnh mạch 5mg acid zoledronic 1 lần mỗi năm. Khuyến cáo sử dụng liều vitamin D đường uống tấn công từ 50000 đến 125000 IU hoặc đường tiêm bắp sau khi sử dụng Aclasta lần đầu tiên. Bổ sung thêm vitamin D trong chế độ ăn.
  • Đối với chỉ định điều trị bệnh Paget xương: liều sử dụng của Aclasta trong chỉ định này chỉ nên được kê bởi những bác sĩ có kinh nghiệm. Liều khuyến nghị là một liều dung dịch Aclasta 5mg sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch.

Chống chỉ định của thuốc Aclasta

Không được sử dụng Aclasta đối với các trường hợp:

  • Bệnh nhân bị hạ calci huyết.
  • Bệnh nhân suy giảm chứng năng thận nặng, có độ thanh thải của creatinin nhỏ hơn 35 mL/phút.
  • Bệnh nhân bị quá mẫn với dược chất có trong thuốc hay các thành phần tá dược hoặc nhóm thuốc bisphosphonate.
  • Phụ nữ đang mang thai vừa cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc Aclasta

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Thiếu máu, giảm các thành phần của máu như tiểu cầu, bạch cầu, đau nhức đầu, bị choáng váng, rối loạn chức năng của vị giác, viêm kết mạc, nôn, buồn nôn, chán ăn, đau nhức cơ,  xương, đau nhức toàn bộ cơ thể.
  • Giảm huyết cầu tính chất toàn thể.
  • Lo lắng, lo âu, giấc ngủ bị rối loạn.
  • Nhịp tim bị rối loạn.
  • Giảm nồng độ magie máu, hạ kali huyết.
Thuốc Aclasta bào chế dạng dung dịch truyền
Thuốc Aclasta bào chế dạng dung dịch truyền

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Aclasta

Trong quá trình sử dụng thuốc Aclasta, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:

  • Phải thực hiện đánh giá cơ thể bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc để bảo đảm đã được bù lượng nước thích hợp cho cơ thể.
  • Cần tránh bổ sung quá nhiều nước cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh suy tim.
  • Các thông số liên quan đến chức năng chuyển hóa chuẩn có liên quan tới việc tăng calci huyết của bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ như: đo nồng độ ion calci có trong huyết thanh của bệnh nhân, nồng độ phosphat và magnesi sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Nếu gặp trường hợp hạ calci huyết, giảm phosphat máu hay giảm magie máu, thì có thể bệnh nhân cần được điều trị bổ sung trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường ở những bệnh nhân tăng calci huyết mà không được điều trị thì sẽ suy giảm chức năng thận ở một mức độ nhất định, do vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi cẩn thận chức năng thận của bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc có chứa cùng hoạt chất acid zoledronic có trong Aclasta thì không nên được điều trị đồng thời cùng với thuốc Aclasta.
  • Hiệu lực tác dụng và độ an toàn của thuốc trên bệnh nhi vẫn chưa xác định được.
  • Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận cần đánh giá kỹ lưỡng có nên cân nhắc giữa lợi ích điều trị và các nguy cơ gặp phải xem có vượt trội hơn không. Không sử dụng thuốc Aclasta trên những bệnh nhân bị suy thận nặng.
  • Cần cân nhắc khi quyết định điều trị cho những bệnh nhân di căn xương để phòng ngừa các hiện tượng xảy ra liên quan đến bộ xương vì hoạt lực tác dụng chỉ xảy ra sau khi bắt đầu sử dụng từ 2 đến 3 tháng.
  • Bisphosphonate gây ra việc chức năng thận bị rối loạn. Các yếu tố có thể làm tăng sự phá hủy chức năng thận gồm có: mất nước, bệnh nhân đã mắc suy thận trước khi dùng thuốc, dùng thuốc nhiều chu kỳ hay sử dụng các bisphosphonat khác, cũng như dùng những thuốc gây ra độc tính trên thận hoặc sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian quy định quy định. Trong khi thực hiện làm giảm nguy cơ bằng cách truyền tĩnh mạch liều thuốc 4mg lâu hơn 15 phút, thì vẫn có thể gặp phải sự phá hủy chức năng của thận.
  • Đã có báo cáo liên quan đến sự phá hủy thận, và tiến triển đến bệnh suy thận và thẩm phân phúc mạc ở những bệnh nhân sau khi sử dụng liều ban đầu hoặc liều thuốc đơn liều.
  • Cũng có thông tin cho thấy nồng độ creatinin trong huyết thanh tăng lên ở những bệnh nhân sử dụng thuốc với liều khuyến nghị nhưng sử dụng kéo dài để phòng ngừa những hiện tượng liên quan tới xương, mặc dù các tác dụng không mong muốn này ít gặp hơn những trường hợp khác.
  • Trước khi sử dụng mỗi liều thuốc, bệnh nhân cần được đánh giá nồng độ creatinin huyết thanh. Khi những bệnh nhân người lớn bị di căn xương mà có suy thận từ mức độ nhẹ đến trung bình bắt đầu sử dụng thuốc thì cần sử dụng liều thấp hơn. Với những bệnh nhân có bằng chứng về phá hủy thận trong quá trình điều trị, thì chỉ dụng thuốc lại khi nồng độ creatinin huyết thanh trở về trong vòng 10% mức cơ bản.
  • Các dữ liệu lâm sàng trên những bệnh nhân suy gan nặng còn rất hạn chế nên thuốc Aclasta không có các khuyến cáo đặc biệt trên những đối tượng này.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ và độ ẩm hợp lý, để riêng thuốc với các loại thuốc tiêm truyền dễ gây nhầm lẫn khác.
Aclasta sản xuất bởi Công ty Novartis
Aclasta sản xuất bởi Công ty Novartis

Tương tác của thuốc Aclasta với các thuốc khác

Trong quá trình sử dụng thuốc Aclasta có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau:

  • Để tránh xảy ra các tương kỵ, dung dịch thuốc Aclasta cần được pha loãng với dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%  hay dung dịch glucose 5%.
  • Không được pha lẫn, trộn lẫn dung dịch đã pha với những dung dịch tiêm truyền khác chứa ion calci hoặc các cation có hóa trị II, như dung dịch Lactate Ringer, và phải sử dụng đường truyền riêng biệt không chung đường truyền với những thuốc khác.

Ảnh hưởng của thuốc Aclasta lên phụ nữ có thai và cho con bú

Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm là chuột cống cho thấy Aclasta gây độc trên sinh sản. Vẫn chưa có các thông tin nghiên cứu trên người. Vì vậy, thuốc Aclasta không được sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc

Những kinh nghiệm trong việc bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều vẫn còn đang hạn chế. Khi bệnh nhân được sử dụng thuốc với liều cao thì cần phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan, thận và các thông số khác trên cơ thể.

Trong trường hợp sử dụng quá liều dẫn đến hạ nồng độ calci máu thì có thể xử trí bằng cách bổ sung thêm calci theo đường uống hoặc tiêm truyền dung dịch calci gluconat.

Thuốc Aclasta có giá bao nhiêu?

Thuốc Aclasta có giá khoảng 6.800.000 VND một chai 100ml. Mức giá bán bên trên là mức giá bán tham khảo. Tại các thời điểm khác nhau thì mức giá bán sẽ có sự chênh lệch đôi chút.

Thuốc Aclasta mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?

Thuốc Aclasta hiện được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể đến 1 số nhà thuốc uy tín để mua để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng không đem lại hiệu quả điều trị

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua đến fanpage, bình luận bên dưới bài viết để nhận được sự tư vấn nhiệt tình của các nhân viên y tế cũng như giải đáp các thắc mắc, băn khoăn và đặt mua sản phẩm an toàn, chất lượng.